Mức xử phạt nồng độ cồn có thể bạn chưa biết
Những năm gần đây, pháp luật đã đề ra các luật liên quan đến việc nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn nhằm giảm thiểu tỷ lệ tai nạn. Cùng xe điện Đại Phúc tìm hiểu các mức phạt nồng độ cồn một cách chi tiết nhất.
Nồng độ cồn bị phạt khi tham gia giao thông
Căn cứ Khoản 8 Điều 8 Luật Giao Thông 2008, Luật nghiêm cấm các hành vi khi tham gia giao thông sau đây:
- Điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
- Điều khiển mô tô, xe gắn máy khi nồng độ cồn trong máu trên 50 mg/100 ml máu hoặc trên 0,25 mg/1 lít khí thở;
Có thể hiểu nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông vẫn được phép. Nếu nồng độ cồn vượt quá cho phép 50 mg/100 ml máu hoặc trên 0,25 mg/1 lít hơi thở thì không được tham gia giao thông.
Theo Nghị định 100/2019 được Quốc hội ban hành cùng năm, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc trong hơi thở có cồn là hoàn toàn bị nghiêm cấm. Không quan trọng nồng độ cồn bao nhiêu, nếu đã uống bia rượu người điều khiển xe sẽ bị phạt.
Mức phạt nồng độ cồn
Căn cứ Nghị định 100/2019, mức phạt khi tham gia giao thông đối với xe máy, xe máy điện có nồng độ cồn trong máu là 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
Đối với các phương tiện khác, mức phạt được điều chỉnh như sau:
- Đối với ô tô: Phạt từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
- Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt 80.000 – 100.000 đồng.
Như vậy, mức phạt áp dụng cho trường hợp điều khiển xe máy kể cả xe máy điện khi trong cơ thể có nồng độ cồn. Nếu điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia thì người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.
Mức phạt nồng độ cồn theo luật giao thông
Ngoài dựa trên nồng độ cồn, đối với từng trường hợp người điều khiển có bằng lái xe máy hay không mức phạt lại có sự điều chỉnh khác:
Trường hợp không có bằng lái xe
Tại Điều 21 Nghị định 100/2019/ND-CP, luật quy định mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với các trường hợp: Người điều khiển xe mô tô, các loại xe tương tự không có giấy phép lái. Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu người điều khiển xe mô tô dung tích xi lanh dưới 175 cm3 không có bằng lái xe hoặc bằng lái xe bị tẩy xóa.
Như vậy, người lái xe có nồng độ cồn trong máu và không có bằng lái sẽ bị phạt từ 2.100.000 – 6.200.000 đồng tùy theo tình huống.
Trường hợp có bằng lái xe
Căn cứ điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; Điểm đ, e, g Khoản 10 Điều 6, người có giấy phép lái xe, kể cả xe máy điện mà có nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng nếu nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml trong máu hoặc vượt quá 0,25mg/1 lít trong hơi thở.
- Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng nếu nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml trong máu hoặc vượt quá 0,25 -0,4mg/1 lít trong hơi thở.
- Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml trong máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít trong hơi thở.
Có thể thấy, sử dụng rượu trước khi lái xe được xem là vi phạm nghiêm trọng với mức xử phạt tương đối lớn. Không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người điểu khiển xe mà còn có nguy cơ gây ra tai nạn nghiêm trọng cho những người tham gia giao thông khác. Do đó, bạn tuyệt đối không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có cồn nhé!